Banner Top Sản phẩm
Trang chủTin tứcĐối với trẻ vị thành niên, đằng sau hành vi nổi loạn là những nhu cầu bị cha mẹ vô tâm phớt lờ, hậu quả kéo dài cả đời

Đối với trẻ vị thành niên, đằng sau hành vi nổi loạn là những nhu cầu bị cha mẹ vô tâm phớt lờ, hậu quả kéo dài cả đời

01:00 03/12/2021 GMT+7
Cách tốt nhất để đối mặt với sự nổi loạn của trẻ không bao giờ là kìm nén mà là sự thấu hiểu, tán thành và yêu thương của cha mẹ.
 

Khi tôi đang trò chuyện với bạn tôi gần đây, bạn tôi đột nhiên khóc khi nói chuyện. Cô cho biết, một năm qua vì con mà cô đứng trước bờ vực suy sụp. Đứa trẻ mới học năm thứ hai trung học cơ sở nhưng tính tình đã trở nên rất quái gở.

Một buổi tối thứ sáu, con trai nói sẽ đi chơi bóng rổ sau khi ăn xong, người mẹ chỉ nhắc nhở: "Đừng về quá muộn nhé!".

Thế nhưng cậu con trai không hiểu có chuyện gì lại tỏ ra khó chịu và nói: "Mẹ phiền quá đi!". Sau đó cậu bé đóng sầm cửa lại và bỏ đi một nước. Người mẹ sững người một lúc lâu, cảm thấy đau lòng khôn xiết.

Người mẹ bất lực lắm, cô không biết chuyện gì đã xảy ra với đứa trẻ từng rất ngoan ngoãn hiểu chuyện. Tại sao giữa hai mẹ con cô luôn hiện hữu một sự tức giận như kẻ thù như vậy? Thực tế, câu chuyện của người mẹ này là tình huống rất thường xảy ra trong nhiều gia đình có con ở tuổi vị thành niên.

Trước sự nổi loạn của con cái ở tuổi vị thành niên, nhiều bậc cha mẹ cảm thấy bất an và bất lực. Họ càng hoang mang thì càng dùng những phương pháp tiếp cận sai lầm, thậm chí là dùng vũ lực để trấn áp, đánh đập, mắng mỏ, mong con cái thức tỉnh. Tuy nhiên, rất phụ huynh có thể thật sự đứng ở góc độ của con cái mình để hiểu được tại sao con lại trở nên như thế.

Con cái mệt mỏi tuyệt vọng vì sự kỳ vọng quá cao của cha mẹ

Một giáo viên xuất sắc tại Hàn Quốc đã từng viết câu chuyện của cô và con trai trong một cuốn sách.

Người mẹ cho biết, vào cuối năm cấp 3, con trai cô đột ngột muốn nghỉ học. Dĩ nhiên với tư cách là một người mẹ và là người giáo viên giỏi, luôn có thành tích vượt trội, cô đã không thể chấp nhận được sự thật này.

Cô luôn đặt cho con mình mục tiêu là phải vào được trường đại học hàng đầu, luôn đốc thúc con nỗ lực học hành chăm chỉ, có như vậy thì mới đảm bảo được tương lai con sau này sẽ thành công tốt đẹp.

Thế nhưng người mẹ càng mắng mỏ, càng cấm đoán và dùng nhiều cách để ép con trai quay lại trường, con trai cô càng tỏ ra ngang ngược và phản kháng.

Sau nhiều tháng trời, cuộc chiến tranh giữa hai mẹ con mỗi lúc một căng thẳng hơn. Cho đến một hôm, trước sự chất vấn dữ dội của mẹ, cậu con trai phẫn uất mà hét lên: "Mẹ không biết vì sao con lại như thế này ư? Tất cả là tại mẹ! Mẹ hãy xem bao nhiêu năm nay mẹ đã làm gì với con và em gái?".

Người mẹ sốc nặng vì lời buộc tội của con trai. Không bao giờ cô nghĩ rằng chính vì những kỳ vọng và tiêu chuẩn cao mà cô ép con phải đạt được lại trở thành gánh nặng tâm lý trong lòng đứa trẻ, âm thầm hủy hoại tinh thần con.

Sự mệt mỏi của trẻ là một tín hiệu rất rõ ràng nhưng bị nhiều phụ huynh không hiểu hoặc xem nhẹ. Tất nhiên đứa trẻ biết rằng học tập là cần thiết, chỉ là chúng không chịu nổi áp lực mà cha mẹ nhân danh tình yêu đã áp đặt lên mình.

Khi việc học tập đầy đau đớn và trở thành chủ đề duy nhất trong giao tiếp giữa con cái và cha mẹ, trái tim của đứa trẻ sẽ chỉ toàn sợ hãi và phản kháng. Khi trẻ đã bộc lộ tâm lý chán học, điều đầu tiên trẻ cần chính là sự thông cảm và thấu hiểu của cha mẹ. Điều này cũng giống như khi bạn không muốn đi làm, bạn cũng cần người hiểu những năng lượng tiêu cực trong lòng khó tiêu tan.

Sự thấu hiểu của phụ huynh ít nhất sẽ mang lại cho con một tâm lý thoải mái, không làm cho tình trạng mệt mỏi càng nghiêm trọng hơn. Sự nhìn nhận của phụ huynh sẽ tạo cho trẻ nguồn động viên vững chắc, tiếp thêm cho con dũng khí để cố gắng quay trở lại việc học hành.

Con cái thờ ơ xa cách vì cha mẹ quá kiểm soát

Giao tiếp giữa bố mẹ và con cái luôn cần dựa trên tình yêu thương, sự thấu hiểu và tôn trọng. Ngay cả trẻ con cũng cần được tôn trọng - đây là một trong những nhu cầu cơ bản nhất của con người.

Thế nhưng trong cuộc sống hàng ngày, nhiều phụ huynh lại không hiểu được vấn đề này. Khi giao tiếp với con, họ luôn dùng tư cách là người lớn, buộc con phải răm rắp tuân theo những gì mình nói ra, làm những gì mà bố mẹ cho là đúng đắn và không cho con có quyền được phản kháng.

Với sự giao tiếp mang tính đơn phương và ép buộc này, đứa trẻ sẽ luôn phải chịu đựng sự uất ức và phẫn nộ trong lòng. Khi chúng lớn hơn, có đủ nhận thức và lý lẽ hơn, chúng dĩ nhiên muốn làm theo ý mình và dùng nhiều cách thức cực đoan để phản đối việc áp đặt từ phụ huynh.

Rõ ràng là bố mẹ ở bên cạnh, nhưng con cái lại chọn trốn trong phòng. Ngay cả khi bố mẹ nói lời yêu thương thì con cái cũng không muốn gần gũi nữa. Đó là bởi vì con không thể cảm nhận được sự ấm áp và tình yêu thương thật sự của bố mẹ. Con chỉ cảm thấy rằng mỗi cuộc giao tiếp giống như một sợi dây ràng buộc, chỉ toàn là mệnh lệnh và điều kiện khiến cho con khó thở chỉ muốn vùng thoát ra.

Trẻ vị thành niên đang trong thời kỳ ý thức trưởng thành nhanh chóng nhưng tâm lý còn non nớt. Giai đoạn này trẻ có lòng tự trọng rất cao và cần một sự giao tiếp bình đẳng. Trẻ càng cần được cha mẹ lắng nghe và thấu hiểu.

Con cái nghiện internet vì thiếu sự đồng hành của bố mẹ

Một cuộc nghiên cứu tâm lý tại Trung Quốc cho thấy, việc trẻ em và thanh thiếu niên nghiện game hoặc internet có liên quan mật thiết đến mối quan hệ cha mẹ - con cái. Phụ huynh càng không dành nhiều thời gian cho con, thiếu sự hướng dẫn và đồng hành cùng con thì chúng càng dễ sa đà vào các trò tiêu khiển trên mạng.

Trẻ em đắm chìm vào thế giới mạng bởi vì trên thực tế, không có ai đến đồng hành với chúng khi chúng cần bạn đồng hành, và không có ai lắng nghe khi chúng cần nói chuyện. Khi trẻ có được sự thoải mái và cảm giác thân thuộc trên internet, tất nhiên chúng sẽ càng dành nhiều thời gian hơn cho việc này.

Trong chương trình truyền hình "Chuyện của thanh xuân", một cậu nam sinh trung học đã thành thật hét lên tâm sự trong lòng: "Người lớn luôn là như vậy. Bố mẹ luôn dùng điện thoại di động để bắt con phải im lặng. Khi con lớn hơn, bố mẹ lại mắng con lo chơi điện thoại mà trì trệ mọi việc khác. Có bao giờ bố mẹ nghĩ về điều đó không? Ai là người đã nhét điện thoại vào tay con? Và ai đã chọn cách từ bỏ tình yêu và việc bầu bạn cùng con?".

Từng lời từng chữ của cậu bé này đã làm cho nhiều bậc phụ huynh giật mình xấu hổ vì chính họ hàng ngày cũng dúi vào tay con mình các thiết bị điện tử để cho con ngoan hơn, bớt làm phiền mình hơn. Họ không hiểu rằng chính họ đã dần dà đẩy con mình ra xa hơn, tạo ra khoảng cách sẽ không bao giờ bù đắp nổi trong mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái.

Có thể nói, mọi vấn đề của trẻ trong thời niên thiếu đều là biểu hiện của sự tức giận đối với cha mẹ. Vậy nên khi con còn nhỏ, bố mẹ hãy cho con đủ tình yêu thương, đồng hành và tôn trọng. Đến tuổi vị thành niên, nhiều vấn đề khúc mắc khó khăn giữa bố mẹ - con cái sẽ tự động được giải quyết.

(Nguồn: 163)

Hiện nay, vấn đề trẻ nghiện game online, bỏ ăn, bỏ học chơi game là một trong những nhức nhối của các bậc phụ huynh khi cho con em sử dụng máy tính có truy cập Internet, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến gia tăng tội phạm vị thành niên, là vấn nạn gây nhiều bức xúc trong xã hội.
VAPU (VTEC Anti-Porn Utilities) là sản phẩm bảo vệ máy tính toàn diện được thiết kế và phát triển với chức năng chính giúp ngăn chặn truy cập web đen, game online, mạng xã hội, tự động cập nhật danh sách web đen hàng ngày qua AI ... Phần mềm có các tính năng mở rộng giúp bố mẹ quản lý khung giờ con cái truy cập máy tính, quản lý truy cập Internet theo giời, giám sát chụp màn hình máy tính, gửi báo cáo hình ảnh chụp màn hình cho bố mẹ và các tính năng hữu hiệu khác.
VAPU là công cụ hữu hiệu cùng các bậc phụ huynh trong việc quản lý giúp con bớt chơi game, sử dụng máy tính đúng mục đích học tập.
Để tư vấn thêm về sản phẩm, mời quý khách liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 0981.026.488 - 0983.815.978
 
 
 
Trung tâm
Hỗ trợ
  Hỗ trợ Bán hàng
Mr. Dương: 0981.026.488
  Liên hệ đại lý
Mr. Thắng: 0983.815.978
Hotline: 0981-026-488
 
 
Copyright @ 2011-2021, VAPU
Chia sẻ VAPU với bạn bè
Đang xử lý...